Tiêm filler môi sẽ đem tới đôi môi hồng hào, tươi tắn và căng mọng cực kỳ quyến rũ. Đây là thủ thuật thẩm mỹ không tiến hành xâm lấn nên đảm bảo không làm biến đổi chức năng và cấu trúc của môi. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng tiêm filler môi bao lâu thì ổn định? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm được đáp án chính xác nhất.
Tiêm filler môi bao lâu thì ổn định?
Đôi môi hồng hào, đầy đặn luôn khiến chị em phụ nữ thêm quyến rũ. Dẫu vậy, không phải cô nàng nào cũng sở hữu đôi môi căng tròn. Thậm chí, môi của một số nàng còn mỏng, khuôn miệng không rõ ràng, đường viền môi mờ nhạt. Để khắc phục triệt để tình trạng này, nhiều người đã tìm tới dịch vụ tiêm filler môi.
Bên cạnh chất lượng, câu hỏi tiêm filler môi bao lâu thì ổn định cũng thu hút được sự chú ý của phần đông người có nhu cầu làm đẹp.
Theo các chuyên gia, thời gian để môi ổn định là khoảng 24 – 48h sau khi tiêm chất làm đầy. Thời gian này có thể kéo dài hơn con số này tùy vào cơ địa của từng người.
Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian hồi phục của môi
Ở phần tiêm filler môi bao lâu thì ổn định bên trên, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho thắc mắc của mình. Thời gian môi hồi phục chính xác rất khó nhận định vì phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Cơ địa của từng người
Khi chất làm đầy filler được tiêm vào môi, theo phản ứng thông thường cơ thể sẽ xảy ra một vài hiện tượng như sưng, bầm tím hoặc thậm chí là sốt nhẹ. Đây là cơ chế tự bảo vệ của hệ miễn dịch khi có vật chất lạ xâm nhập cơ thể.
Đối với những người có cơ địa tốt có khả năng thích ứng nhanh chóng với filler thì thời gian môi ổn định sau tiêm chất làm đầy chỉ mất một vài ngày. Còn nếu cơ địa dữ, không thể thích ứng được với chất làm đầy thì khả năng cao môi sẽ xuất hiện các biến chứng như sưng tấy, nhiễm trùng, đau nhức, bầm tím,…
Kỹ thuật của bác sĩ tiêm filler
Tiêm filler môi bao lâu thì ổn định? Nếu kỹ thuật của bác sĩ tốt, tiêm đúng chỗ thì lượng filler sẽ trải đều khắp môi nên sẽ không gây ra hiện tượng vón cục hoặc phù nề. Còn nếu bác sĩ trình độ kém sẽ dễ gây ra biến chứng sau làm đẹp, môi khó ổn định vào form.
Chất lượng filler
Nếu bạn đang bận tâm vấn đề tiêm filler môi bao lâu thì ổn định, hãy đảm bảo nguồn filler mình sử dụng là hàng chính hãng. Đối với những loại filler trôi nổi không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Vì vậy hãy đến những địa chỉ tiêm filler uy tín, những cơ sở này sẽ cung cấp các loại filler chất lượng tốt nhất cho môi.
Cách xử lý môi bị sưng tấy kéo dài
Các yếu tố chúng tôi vừa đề cập ở trên không chỉ tác động tới tiêm filler môi bao lâu thì ổn định, mà nó còn ảnh hưởng tới tình trạng môi có sưng tấy hay không. Mặc dù tình trạng sưng môi sau tiêm filler chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhưng bạn cũng không nên chủ quan.
Nếu thời gian sưng kéo dài quá 3 hoặc 5 ngày kèm theo đau nhức, bạn cần tới bệnh viện uy tín để kiểm tra. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ xác định tình trạng tổn thương của môi để đưa ra hướng xử lý phù hợp. Cụ thể:
- Tình trạng sưng tấy chưa xuất hiện nhiễm trùng: Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tan filler hoặc dùng thuốc kháng sinh.
- Trường hợp sưng tấy nặng, filler không chứa HA: Bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để nạo vét hết filler bên trong môi.
Cần làm gì để môi sớm ổn định, không bị sưng tấy kéo dài sau tiêm filler?
Để môi sớm ổn định và không bị sưng tấy kéo dài sau tiêm filler, bạn nên thực hiện một số lưu ý sau đây:
Vệ sinh môi theo hướng dẫn
Sau 24h tiêm filler, bạn hãy dùng bông y tế và nước muối sinh lý để vệ sinh môi. Khi thực hiện cần làm nhẹ tay, bạn tránh làm mạnh sẽ gây xước da và khiến môi bị đau. Tuyệt đối không dùng các loại sản phẩm vệ sinh có tính tẩy mạnh để làm sạch môi.
Hạn chế chạm tay vào môi
Hạn chế chạm tay lên môi sẽ đảm bảo môi không bị nhiễm khuẩn và giảm sưng. Ngoài ra, khi ra đường, bạn cũng nên đeo khẩu trang để bảo vệ môi khỏi những tác nhân như bụi bẩn, vi khuẩn và ánh nắng.
Dùng đá lạnh chườm môi
Nếu bị sưng tấy sau tiêm, bạn hãy bọc một viên đá lạnh vào khăn bông rồi chấm nhẹ xung quanh môi. Nhớ là chỉ chấm nhẹ xung quanh môi, tuyệt đối không chà xát khăn vào môi sẽ gây đau.
Không nằm úp mặt xuống gối
Muốn đôi môi sớm ổn định sau tiêm filler, bạn không nên úp mặt xuống gối khi ngủ. Đồng thời, bạn cũng không nên để gối hoặc gấu bông đè lên mặt khi nằm. Việc này sẽ ảnh hưởng tới dáng môi, dễ làm filler tràn ra những khu vực xung quanh.
Không dùng thực phẩm dễ tạo sẹo
Những thực phẩm cần tránh sau tiêm filler để môi không bị sưng tấy và sớm ổn định là:
- Trứng
- Rau muống
- Thịt bò, thịt gà
- Đồ ăn từ nếp
- Món ăn nhiều ớt và tiêu nóng
Câu trả lời cho thắc mắc tiêm filler môi bao lâu thì ổn định đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết trên. Để môi mau vào form và không xảy ra biến chứng, bạn cần chăm sóc cẩn thận, uống thuốc và tái khám theo lịch bác sĩ đã hẹn.
Bình luận