Do tính chất công việc, mình thường hay thức khuya, mỗi lần thức khuya có khi tận 2 – 3 giờ sáng. Và sau một thời gian, mình nhận thấy cơ thể có nhiều thay đổi như: da sạm hơn, mụn thì ngày càng nhiều, hai con mắt thì cứ như “gấu trúc”,…
Bạn mình nó bảo: “Do mày thức khuya quá đó”, mình thì lại không công nhận điều đó, vì có thể do mình thay đổi nổi tiết tố gì đó thôi, và mình quyết định tìm hiểu. Sau một thời gian mình đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Thức khuya có nổi mụn không?”, cùng mình tìm hiểu bên dưới bày viết sau nhé!
Thức khuya có nổi mụn không?
Có bao giờ bạn đã nghe về “khung giờ vàng” của giấc ngủ chưa? Vào những khung giờ đi ngủ khác nhau sẽ có những lợi ích khác nhau, nếu bạn giữ được khung giờ đi ngủ và sinh hoạt cố định trong một thời gian dài thì đó gọi là đồng hồ sinh học.
Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động đến đồng hồ sinh học như: tính chất công việc, chuyển vị trí chỗ ở, môi trường sinh sống,… sẽ làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng không ít đến sức khỏe, làn da. Vì vào ban đêm, chính là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh gấp nhiều lần so với ban ngày.
Như đã biết, thức khuya khiến quá trình táo tạo da bị ngăn cản, đồng thời khiến da không có thời gian để phục phục hồi. Thức quá 12 giờ chính là tự bạn đang bỏ lỡ qua khung giờ vàng để giúp gan đào thải được chất độc, làm mới huyết dịch và không loại bỏ được các độc tố gây ra mụn.
Thức khuya trong một thời gian dài khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Ngay khi này, cơ chế tự bảo vệ vốn có của cơ thể sẽ kích thích tạo ra một lượng lớn chất cortisol (hormone chống stress) để giúp cơ thể lấy lại cân bằng của tâm sinh lý.
Tiếp theo, các cortisol này sẽ tác động lên cơ thế khiến tuyến bã nhờn phát triển, gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho lũ vi khuẩn “đáng ghét” phát triển trên da của bạn, và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra mụn, đặc biệt là mụn trứng cá.
Ngoài ra, thiếu ngủ khiến cơ thể căng thẳng, tạo ra phản ứng trong cơ thể và gây ra rối loạn nội tiết tố khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn. Ngủ không đủ giấc làm ức chế melatonin, một trong những chất oxy hóa tự nhiên của cơ thể, chất này hoạt động giúp da loại bỏ tổn thương trên da, đem lại làn da trắng sáng mịn màng.
Vào bỗng một ngày, sau một hôm thức khuya làm nốt deadline và bạn tỉnh dậy với làn da đỏ, sạm thì đó là dấu hiệu quả viêm. Nếu tình trạng thức khuya vẫn cứ kéo dài thì nó sẽ có thể phá vỡ cấu trúc của da, gây tổn thương đến các collagen và elastin, một khi các mức độ cortisol cao thì liên tục gây ra các nốt mụn trứng cá trên da.
Trầm trọng hơn là sinh hoạt không đúng cách, ăn uống không lành mạnh và trị mụn không đúng cách sẽ khiến tình trạng mụn ngày càng tệ hơn.
Đặc biệt, ngủ ít hơn 6 tiếng trong một đêm còn khiến gia tăng nguy cơ đột quỵ và nhiều bệnh khác. Người trưởng thành nên ngủ 7 – 9 tiếng trong một đêm để đảm bảo ngăn chặn tình trạng mụn, tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch độc tố, giúp cơ thể tự chữa lành các mô tổn thương.
Ngoài ra, nghiên cứu lâm sàng và khoa học còn chỉ ra rằng người trưởng thành cần ngủ 7-9 giờ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất trong đó bao gồm cả ngăn chặn tình trạng mụn trứng cá.
Giấc ngủ cần thiết cho con người vì khi ngủ, não bộ sẽ thực hiện nhiệm vụ truyền tín hiệu cho các hormone quan trọng trong cơ thể tiết ra giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch độc tố, sửa chữa các mô tổn thương.
Tóm lại, thức khuya nổi mụn là vấn đề có thể xảy ra bất kì với ai, bất kì lúc nào, dù là nam hay nữ, dù là độ tuổi bao nhiêu nó vẫn xảy ra, khiến da ngày càng có những tình trạng như: nhiều nếp nhăn, bệnh chàm, vảy nến, ung thư da, thâm mắt,…
Cách hạn chế mụn do thức khuya
Để hạn chế mụn do thức khuya, ngoài duy trì thói quen ngủ sớm bạn còn cần phải:
Ngủ đúng giờ
Đơn giản nhất chính là ngủ sớm, nhưng rất ít người có thể làm được. Nếu bận công việc, hãy cố gắng “làm mốt” công việc, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ như: điện thoại, ipad,… vì sóng điện của chúng khiến bạn khó tập trung vào giấc ngủ.
Một mẹo mà mình đã áp dụng thành công tật “thức khuya” đó là: mỗi ngày mình sẽ ngủ sớm trước 5 phút trong 1 tuần đầu, đến tuần thứ 2 mình sẽ ngủ sớm 10 phút, cứ như vậy cho đến khi mình đạt được giờ ngủ mà mình mong muốn. Đến bây giờ, mình đã ngủ được đúng thời gian, đúng đồng hồ sinh học của bản thân.
Uống đủ nước
Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày chính là đang giúp cơ thể bạn đấy, bổ sung nước đầy đủ giúp da luôn trong trạng thái đủ nước, căng mịn và duy trì độ tươi trẻ cho làn da.
Nếu nhe bạn thường xuyên thức khuya, việc cần làm đó là phải uống thật nhiều nước lọc vào ban ngày sẽ giúp da đào thả được các chất độc, hạn chế mất nước ở da.
Làm sạch da trước khi ngủ
Rửa sạch mặt trước khi ngủ với sữa rửa mặt thường dùng và toner giúp da được làm sạch, loại bỏ đi bụi bẩn, bã nhờn sau một ngày dài làm việc đồng thời giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn.
Nếu lỡ có việc phải thức đến tận 2 – 3 giờ sáng thì bạn nên rửa sạch mặt lại với nước một lần nữa rồi thoa kem dưỡng ẩm giúp da không bị mất nước nhé!
Vệ sinh chăn ga thường xuyên
Trong lúc ngủ, da mặt sẽ thường tiếp xúc với gối, nệm, chăn,… đây là những môi trường sinh sống của nhiều vi khuẩn, bụi bẩn.
Do đó, để bảo vệ da thì tốt nhất bạn nên vệ sinh chăm ga thường xuyên, ít nhất 1 lần/ tuần và vệ sinh nệm 6 tháng 1 lần. Và tuyệt đối không sử dụng chăn ga còn ẩm để ngủ vì chúng rất rất có hại.
Không lạm dụng các chất kích thích trước khi ngủ
Thuốc lá, trà, cà phê,… là những chất kích thích giúp bạn tỉnh táo, vì thế, trước khi ngủ khoảng 45 phút bạn không nên dùng những chất này để đảm bảo giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, những chất đó còn chính là nguyên nhân khiến da bạn lên mụn chi chít vào sáng hôm sau đấy!
Nhưng nếu lỡ thức khuya, bạn nên thay thế bằng những đồ uống có lợi như: nước ép trái cây, chanh ấm, nước lọc,… sẽ rất tốt cho da hoặc một ly sữa ấm sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn rất nhiều.
Bài viết trên đã giúp bạn phần nào tìm ra câu trả lời cho câu “Thức khuya có nổi mụn không?” rồi đúng không nào. Hy vọng với những gì mình chia sẻ trên sẽ giúp bạn quý trọng giấc ngủ hơn.
Bình luận