Sau khi nặn mụn có nên chườm đá không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của hầu hết các bạn gái mỗi khi phải loay hoay xử lý những nốt mụn thâm cứng đầu.
Trong bài viết hôm nay, Làm Điệu sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này cụ thể hơn cũng như tìm hiểu các cách chăm sóc da sau nặn mụn không bị thâm.
Sau khi nặn mụn có nên chườm đá không?
Sau khi nặn mụn thì nên chườm đá ngay lập tức. Đá lạnh sẽ giúp cho vùng da vừa can thiệp nặn mụn không bị sưng tấy, đau đớn. Đồng thời đá lạnh sẽ giúp xẹp mụn, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm và quá trình hình thành vết thâm. Từ đó hạn chế được tình trạng thâm đen ở những vùng da bị mụn sau khi nặn mụn.
Các tác dụng của việc chườm đá sau khi nặn mụn
Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của việc chườm đá sau khi nặn mụn, sẽ giúp bạn có được cái nhìn khách quan hơn:
- Làm xẹp nốt mụn, giảm sưng viêm và tấy đỏ
- Giảm cảm giác đau nhức ở nốt mụn
- Ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm
- Hạn chế để lại vết thâm
- Se khít lỗ chân lông, cải thiện bề mặt da mịn màng tươi tắn hơn
- Giúp da khỏe mạnh, căng mịn hơn
- Loại bỏ đi lớp tế bào chết già cỗi cứng đầu trên da
- Làm sạch dầu nhờn trên da, hạn chế tình trạng bóng nhờn thường gặp ở da dầu/da hỗn hợp thiên dầu
- Giảm quầng thâm, bọng mắt xấu xí cho đôi mắt tươi tắn tràn đầy sức sống hơn
- Kích thích tuần hoàn máu, tăng độ đàn hồi cho da từ đó làm mờ vết nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác.
Cách lựa chọn loại đá chườm sau khi nặn mụn phù hợp
Bên cạnh việc thực hiện đúng cách, bạn cũng phải chắc chắn rằng đã lựa chọn đúng loại đá chườm phù hợp sau khi nặn mụn.
Dưới đây là một số gợi ý loại đá phù hợp với từng loại da, tình trạng da mà bạn có thể tham khảo:
Đối với da thường
Da thường có thể sử dụng loại đá làm từ nước sôi để nguội thông thường. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn dùng đá làm từ nước vo gạo. Nước vo gạo tăng hiệu quả làm sạch, se khít lỗ chân lông, dưỡng trắng da,… rất tốt cho làn da.
Lưu ý rằng đá lạnh được làm từ nước vo gạo thì chỉ nên bảo quản và sử dụng trong 3 ngày sau đó thôi nhé!
Đối với da dầu
Da dầu cần lựa chọn sử dụng những loại đá lạnh có khả năng làm sạch tốt. Ví dụ như đá lạnh từ nước ép cà chua, dưa hấu, nước cốt chanh,… sẽ giúp làm sạch da cực kỳ hiệu quả, đồng thời cung cấp dưỡng chất giúp nuôi dưỡng làn da, trả lại cho bạn làn da trắng mịn, đều màu.
Đối với da khô
Da khô có đặc điểm là thường xuyên khô ráp, bong tróc và nứt nẻ. Đó là chưa kể đến việc dễ bị kích ứng tổn thương khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các loại mỹ phẩm trang điểm.
Những viên đá mát lạnh được làm từ nha đam hoặc dưa chuột sẽ là lựa chọn tốt giúp làm dịu ngay lập tức sự bỏng, nóng, sưng tấy, đau đớn trên vùng da mụn sau khi nặn.
Cách chườm đá sau khi nặn mụn
Được khuyến khích áp dụng sau khi nặn mụn, phương pháp chườm đá này không chỉ có hiệu quả cao mà còn rất đơn giản để thực hiện.
Theo đó, bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch và vài viên đá lạnh. Bọc viên đá lạnh vào chiếc khăn sạch rồi tiến hành chườm lên vùng da vừa mới can thiệp nặn mụn.
Di chuyển viên đá được bọc trong khăn sạch liên tục trên da theo hình tròn xoắn ốc. Không được lăn đá ở một vùng da quá lâu. Thay viên đá mới nếu viên đá cũ đã tan hết. Lặp lại trong 15 phút/lần và 3 – 4 lần/ngày.
Đồng thời đừng quên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:
- Rửa mặt sạch với nước muối pha loãng sau khi nặn mụn. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở vùng da vừa mới can thiệp. Lưu ý không rửa mặt với các loại sữa rửa mặt, xà phòng bởi chúng chứa chất tẩy rửa sẽ làm xót, khiến cho vùng da mới nặn mụn bị tổn thương thêm nữa.
- Dùng đá lạnh tự làm tại nhà bằng nước sôi để nguội. Hạn chế dùng đá mua ngoài cửa hàng bởi nếu không đảm bảo vệ sinh thì sẽ gây viêm nhiễm, sưng viêm nốt mụn vừa mới nặn.
- Bọc đá vào chiếc khăn sạch có độ dày trung bình rồi mới chườm lên vùng da sau khi nặn mụn. Không chườm đá trực tiếp bởi có thể gây tấy đỏ, thậm chí là phỏng lạnh nhẹ cho vùng da sau khi nặn mụn vốn dễ bị tổn thương.
- Không chườm đá vào những nốt mụn đã vỡ hoặc vết thương hở trên mặt
- Những người bị bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan đến khớp thì tốt nhất không nên chườm đá.
Một số mẹo chăm sóc da sau khi nặn mụn không bị thâm
Thâm mụn là một nỗi “ám ảnh” lớn với bất kỳ bạn gái nào. Nỗi “ám ảnh” này xuất hiện hầu hết do việc xử lý mụn của không đúng cách, chăm sóc da sau nặn mụn chưa hợp lý.
Tham khảo ngay một số mẹo chăm sóc da sau khi nặn mụn dưới đây để không bị những vết thâm mụn đáng ghét đeo bám:
Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
Tia UV có trong ánh nắng mặt trời hay trong các thiết bị điện từ sẽ phá hủy da từ sâu bên trong, tăng sinh sắc tố melanin. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ khiến các vết thâm của bạn thêm đậm màu và lâu lành. Để hạn chế ảnh hưởng và nguy hại của tia UV, bạn nên sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, kết hợp với việc đeo khẩu trang, kính râm và đội mũ rộng vành,…
Bổ sung vitamin C
Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa, giúp làm sáng da và mờ vết thâm, kể cả thâm mụn.
Sau khi nặn mụn, để ngăn ngừa vết thâm thì bạn nên bổ sung thêm vitamin C. Bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm chức năng, bằng cách bổ sung thêm dứa, cam, chanh, xoài,… vào thực đơn mỗi ngày hoặc có thể bôi lưu các dạng thức Vitamin C ổn định.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống hợp lý cũng là cách để bạn chăm sóc da sau khi nặn mụn hiệu quả, tránh để lại vết thâm.
Theo đó nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, dưỡng chất thiết yếu giúp dưỡng da trắng sáng, ngăn ngừa mụn như các loại rau củ quả, các loại đậu hạt, gan động vật,…
Bên cạnh đó, nên tránh các món ăn có tính cay, nóng hay nhiều dầu mỡ. Các loại đồ uống có ga, chứa nhiều caffein,… cũng nên hạn chế.
Sử dụng thêm các sản phẩm trị mụn ngừa thâm
Kết hợp sử dụng các sản phẩm trị mụn ngừa thâm dạng kem, gel bôi vào những vùng da mụn vừa nặn. Như vậy sẽ giúp tăng cường một lớp bảo vệ da bên ngoài, tạo điều kiện cho các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong. Từ đó giải quyết các vấn đề về sưng viêm, tấy đỏ và cả thâm mụn.
Chọn các sản phẩm trị mụn ngừa thâm chứa các thành phần như curcumin, chiết xuất lá chanh sim, tinh chất hành tây đỏ, chiết xuất nha đam và vitamin E, vitamin C,…
Tránh xa các sản phẩm trị mụn ngừa thâm có chứa cồn trong thành phần. Nếu không muốn sử dụng các sản phẩm trị mụn ngừa thâm có sẵn trên thị trường, bạn có thể dùng các nguyên liệu thiên nhiên để thay thế.
Nhiều loại nguyên liệu thiên nhiên giúp chăm sóc da sau khi nặn mụn tốt, giúp cải thiện tình trạng da và giảm vết thâm như nha đam, dầu dừa, bột yến mạch, rau diếp cá,…
Hướng dẫn 4 bước nặn mụn không bị thâm
Để quá trình chăm sóc da sau nặn mụn được đơn giản nhẹ nhàng hơn, bạn đừng bỏ lỡ 4 bước hướng dẫn nặn mụn không bị thâm dưới đây:
Bước 1: Xác định loại mụn có nên nặn hay không
Nếu xác định đúng loại mụn, thời điểm của mụn nên nặn sẽ giúp giảm được nguy cơ thâm mụn “cứng đầu” khó điều trị.
Theo đó những loại mụn nên nặn là mụn nhỏ, không bị sưng viêm bọc mủ. Mụn đã khô cồi, nhân mụn thấy rõ. Những loại mụn không nên nặn là mụn đang sưng đỏ, mụn viêm, mụn bọc, mụn không có đầu mụn,…
Bước 2: Vệ sinh da mặt, tay và dụng cụ nặn mụn
Vệ sinh da mặt sạch sẽ với dầu tẩy trang và sữa rửa mặt. Nếu có thể hãy xông hơi da mặt với một ít tinh dầu để lấy đi bụi bẩn vi khuẩn bám sâu dưới lỗ chân lông đồng thời giúp lỗ chân lông giãn nở và mềm mại hơn.
Rửa tay sạch sẽ và đeo găng tay y tế trước khi nặn mụn. Đối với các dụng cụ nặn mụn thì vô trùng bằng cồn.
Bước 3: Tiến hành nặn mụn
Dùng tay hoặc dụng cụ nặn mụn đè một lực mạnh vừa phải lên 2 bên nốt mụn và xoay tròn cho đến khi lấy được nhân mụn. Lưu ý không được đè quá mạnh bởi sẽ làm tổn thương da, làm bầm đỏ và để lại vết thâm sau đó.
Lấy triệt để nhân mụn ra ngoài. Không được để sót lại nhân mụn dù là gốc hay rễ. Nhân mụn nếu còn sót lại sẽ phát triển sâu hơn dưới bề mặt da khiến da sần sùi khó xử lý.
Khi nhân mụn trồi ra ngoài, dùng nhíp tách và lấy ra khỏi da. Nếu nốt mụn có chảy máu thì dùng bông gạc thấm nhẹ, không để chảy lan sang các vùng da khác.
Bước 4: Vệ sinh da mặt sau nặn mụn
Sau khoảng 10 – 15 phút sau khi nặn mụn thì bạn có thể rửa mặt lại với nước. Việc rửa mặt giúp làm sạch hoàn toàn vi khuẩn còn bám lại ở vùng mụn vừa nặn.
Sử dụng thêm một ít nước hoa hồng và các loại kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm cho da, giúp da mềm mại hơn.
Kết luận
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn cũng đã biết được sau khi nặn mụn có nên chườm đá hay không.
Quá trình chăm sóc da sau khi nặn mụn như thế nào quyết định rất lớn đến độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ mà làn da mặt vốn mỏng manh nhạy cảm phải đối diện. Lưu ý và bỏ túi thêm những mẹo nhỏ trên đây, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp mịn màng của làn da sau khi nặn mụn, ngăn chặn được dấu vết của nốt mụn xấu xí.
Cuối cùng, đừng quên theo dõi trang thường xuyên để cập nhật những tin tức và chia sẻ về làm đẹp mới nhất nhé!
Xem thêm:
Cách trang điểm đơn giản tại nhà không phải ai cũng biết
Bật mí cách giảm 5kg trong 1 tuần bằng nước lọc cho bụng phẳng, eo thon
Bình luận