Bị nổi mụn, làn da kém sức sống, làn da xanh xao,… là một trong những biểu hiện của những ai nóng trong người.
Vậy nóng trong người nổi mụn nên uống gì và làm thế nào để chữa trị hiệu quả?
Đi tìm lời giải ngay trong bài viết dưới này nhé.
Nguyên nhân nóng trong người nổi mụn
Người bị nóng trong người thường bị toát mồ hôi, khiến da xuất hiện nhiều nhờn, có mẩn đỏ, nổi mụn, da chuyển sang màu vàng, hơi thở có mùi hôi,…
Nóng trong người còn xuất hiện cảm giác khó ngủ, cơ thể bứt rứt, hấp thu kém,…
Nóng trong người nổi mụn còn có thể là do gan suy yếu, các chất độc không thể thải ra ngoài, từ đó gây ra nhiều vấn đề thường gọi là mụn do nóng trong người. Những nguyên nhân gây nóng trong người nổi mụn còn có:
- Gan hoạt động quá mức, như khi ăn uống không điều độ, sử dụng các chất kích thích hoặc cũng có thể là do uống thuốc tây.
- Bệnh lý: Bệnh lý về gan, rối loạn nội tiết tố.
- Căng thẳng, thức khuya, do sinh hoạt thiếu khoa học ảnh hưởng tới chức năng gan.
Mụn nóng trong người thường là mụn viêm, mụn đỏ, mụn bọc, mụn tái đi tái lại dù đã dùng các mỹ phẩm điều trị.
Vậy làm thế nào để trị mụn do nóng trong người?
Nóng trong người nổi mụn nên uống gì?
Một vài thức uống dưới đây không chỉ giúp mát gan, trị mụn, làm đẹp da,… vô cùng hiệu quả.
1. Trà Atiso
Atiso sẽ giúp làm sạch các độc tố trong gan, giúp thanh nhiệt cơ thể cũng vì thế có thể giúp giảm mụn hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng mà uống nhiều trong ngày. Bạn chỉ nên bổ sung 500ml đủ lượng để phát huy công dụng để hạn chế nóng trong người và bị mụn.
2. Nước rau má
Nóng trong người nổi mụn nên uống gì? Câu trả lời chắc chắn không thể bỏ qua cái tên nước rau má.
Rau má có vị đắng, tính mát nên được dùng như một loại thảo dược, thuốc trị mụn Đông y,… Vì các dưỡng chất có trong rau má sẽ giúp làm lành vết thương do mụn, giảm thâm mụn, tái tạo làn da hiệu quả.
Bạn có thể dùng để nấu canh hoặc ăn trực tiếp. Ngoài ra, thì sử dụng nước ép rau má để uống là cách phổ biến và làm dịu mát cơ thể.
Bạn thực hiện như sau:
- Rau má bạn rửa sạch, để ráo nước rồi cắt bớt phần thân cứng.
- Sau đó, cho vào máy xay sinh tố để nhuyễn, cho thêm nước lọc để dễ xay hơn.
- Tiếp theo, dùng để lọc bỏ phần bả, lấy nước.
- Cho thêm ít đường và đá để dễ uống hơn.
3. Trà xanh
Trà xanh cũng là một loại trà thải độc cơ thể mà nóng trong người mụn nên uống.
Theo các tạp chí nổi tiếng cho rằng, trà xanh có tác dụng làm giảm chất oxy hóa, giảm hàm lượng chất béo, từ đó giúp kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ, hạn chế tổn thương tế bào gan.
Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần dùng là trà xanh tươi rửa sạch, rồi đun sôi để lấy được nước trà xanh nguyên chất và dùng.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng trà xanh vì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Vì cứ mỗi 200ml trà xanh thì chứa khoảng 24 – 45 mg caffeine, do đó nếu dùng nhiều hơn 4 ly có thể gây táo bón, tiểu đường, mất ngủ, rối loạn nhịp tim, thiếu máu,…
Nếu phụ nữ mang thai dùng hơn 2 ly mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.
4. Nước ép khổ qua
Khổ qua tuy đắng nhưng có tính hàn như một loại thảo dược giúp thanh lọc cơ thể, mát gan.
Sử dụng nước ép khổ qua có thể giúp giảm bớt đi lượng nhiệt nóng trong cơ thể. Ngoài ra cũng có nhiều cách chế biến như nấu canh khổ qua, nước ép khổ qua,… để có thể bổ sung vào thực đơn giúp giảm nóng trong người, hạn chế nổi mụn.
Cách làm nước ép khổ qua:
- Rửa sạch khổ qua, bỏ hạt và ngâm trong nước muối khoảng 10 phút để có thể làm sạch hoàn toàn.
- Sau đó, cắt lát rồi đem đi xay nhuyễn có thể bỏ thêm mật ong và nước lọc để dễ uống.
- Lọc qua rây để lấy nước ép, để trong tủ lạnh khoảng 2 giờ là có thể dùng được.
Lưu ý không dùng cho người có chỉ số đường huyết thấp, vì có thể làm hạ đường huyết.
5. Nước ép bí đao
Nóng trong người nổi mụn thì nên uống gì? Nếu thắc mắc thì đừng bỏ qua bí đao nhé. Bí đao có tính mát, vị ngọt tự nhiên nên giúp thanh nhiệt cơ thể, thải độc, tiêu viêm hiệu quả.
Sử dụng nước ép bí đao có thể cải thiện được tình trạng nóng trong người gây nổi mụn.
Bạn có thể thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bạn rửa sạch bí đao, gọt hết lớp vỏ xanh bên ngoài, bỏ hạt.
- Sau đó, thái miếng nhỏ rồi cho vào máy ép để lấy nước bí đao nguyên chất.
- Nếu không có máy ép, thì bạn thái bí đao thành từng miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn. Cho thêm một ít nước để dễ xay rồi lọc lấy phần nước ép, bỏ phần bã.
- Rót nước ép bí đao ra ly, có thể cho thêm nước cốt của ½ quả chanh, 1 thìa canh mật ong rồi khuấy đều.
- Có thể bỏ vào tủ lạnh để mát rồi lấy uống sẽ ngon hơn.
6. Nước nha đam
Nha đam có tính chống viêm, vi khuẩn, chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E, nuôi dưỡng làn da, làm lành tự nhiên. Uống nước ép nha đam có thể giúp thanh lọc cơ thể, mát gan và hạn chế được tình trạng nổi mụn.
Cách làm như sau:
- Đầu tiên, bạn rửa sạch lá nha đam, cắt bỏ vỏ rồi cho vào nước để ngâm bớt phần nhớt.
- Sau đó, rửa sạch phần thịt nha đam, thái thành từng miếng rồi cho vào máy xay.
- Có thể bỏ thêm 200g mật ong nguyên chất vào xay cùng.
- Đến khi hỗn hợp thật mịn, cho vào hũ thủy tinh để đựng và bỏ vào tủ mát.
Bạn uống mỗi ngày và uống khoảng 10 ngày rồi nghỉ, sau đó nghỉ 10 ngày rồi lại tiếp tục để trị mụn, mát gan.
7. Nước ép rau diếp cá
Nước ép rau diếp cá rất tốt cho những người bị táo bón, bệnh trĩ, nổi mụn, nóng trong người,…
Tuy nhiên theo lời khuyên của nhiều bác sĩ thì tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà nên dùng lượng nước rau diếp cá phù hợp. Và không dùng cho người có thể trạng hư hàn, ăn uống khó tiêu.
Hướng dẫn thực hiện làm nước ép rau diếp cá:
- Đầu tiên, nhặt rau diếp cá và rửa sơ qua với nước sạch.
- Sau đó ngâm với nước muối khoảng 30 phút, rồi để ráo nước.
- Cho hết vào máy xay sinh tố, đổ thêm một lượng nước để dễ sử dụng hơn.
- Cuối cùng cho hỗn hợp qua rây để lọc bỏ bã và lấy phần nước cốt.
8. Nước bột sắn dây
Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, cứ trong 100g bột sắn dây thì có chứa xenlulozo, glucid, canxi, sắt và phốt pho,… sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, đẩy lùi độc tố tích tụ trong gan. Nhờ đó, uống bột sắn dây có thể giúp ngăn ngừa, loại bỏ mụn hiệu quả.
Cách làm như sau:
- Lấy 1 thìa bột sắn dây pha chung với 1 ly nước nóng.
- Sau đó nhớ khuấy thật đều, để tránh bột sắn dây bị vón cục lại.
- Rồi sau đó đợi nguội thì uống.
Cách này tốt cho làn da, thanh lọc cơ thể, hạn chế nóng trong người rồi nổi mụn.
Lưu ý khi nóng trong người và nổi mụn
Những thông tin trên hẳn là giúp bạn biết được nóng trong người nổi mụn nên uống gì rồi.
Tuy nhiên, cũng có lưu ý để áp dụng những thức uống trên một cách hiệu quả hơn.
- Không nên lạm dụng quá nhiều, chỉ nên sử dụng đúng liều lượng của mỗi người.
- Đối với một số người mắc bệnh, đang điều trị thì không nên áp dụng.
- Một số thức uống không dùng cho phụ nữ mang thai, nên bạn cần tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Không dùng các chất kích thích.
- Chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
- Nếu tình trạng mụn nặng và viêm thì bạn nên đi thăm khám từ các bác sĩ chuyên gia để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Kết luận
Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn tìm được câu trả lời nóng trong người nổi mụn nên uống gì rồi.
Tùy vào cơ địa mỗi người mà hiệu quả nhanh hay chậm, nên bạn phải kiên trì. Có thể kết hợp với sản phẩm chăm sóc da, trị mụn để nhanh hiệu quả hơn.
Nếu có thắc mắc gì khác thì hãy để lại bình luận bạn nhé.
Bình luận