Mặt nạ là bước chăm sóc da đơn giản nhất nhưng lại có nhiều bạn còn mắc sai lầm. Đắp mặt nạ không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn cho da.
Vậy làm sao để đắp mặt nạ đúng cách và phát huy tối đa hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đắp mặt nạ đúng cách để có làn da mịn màng và sáng khỏe.
Nên làm gì trước khi đắp mặt nạ?
1. Làm sạch da mặt
Làm sạch da là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc da cả ngày lẫn đêm. Những lớp bụi bẩn, dầu nhờn tiết trên da cần được “dọn dẹp” thì mới có thể thực hiện được các bước tiếp theo khi dưỡng da.
Bạn có thể làm sạch da bằng nước tẩy trang rồi đến sữa rửa mặt. Thực hiện đúng 2 bước này sẽ giúp da sạch sâu từ đó dưỡng chất mới có thể hấp thụ nhanh vào da.
2. Dùng nước cân bằng
Sau khi rửa mặt, bạn thực hiện thêm bước sử dụng toner hay nước hoa hồng để cân bằng độ pH của da về mức 5-5.5.
3. Tẩy tế bào chết
Da đã được làm sạch và cân bằng lại thì lúc này bạn nên tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Nên dùng dạng gel vì sẽ ít gây kích ứng hơn.
Các chuyên gia đã khuyến khích số lần tẩy tế bào chết khác nhau đối với các làn da khác nhau:
- Da khô/nhạy cảm – 2 lần/tuần
- Da hỗn hợp/Da dầu – 3 lần/tuần
- Da thường – 2-3 lần/tuần tùy thuộc vào tình trạng da
Hoàn tất hết tất cả những bước này thì bạn có thể đắp mặt nạ thoải mái những cần tuần thủ các bước bên dưới.
Cách đắp mặt nạ đúng cách với từng loại mặt nạ khác nhau
Hiện nay có rất nhiều dạng mặt nạ khác nhau vì vậy mà cách đắp các mặt nạ cũng hoàn toàn khác nhau. Để đắp cho đúng thì khi dùng bạn nên biết các điều sau:
1. Mặt nạ dạng kem
Mặt nạ dạng kem
Mặt nạ dạng kem thường có hai loại chính: mặt nạ dạng rửa và mặt nạ dạng lột.
Đối với hai loại mặt nạ này bạn có thể đắp mặt nạ theo cách giống nhau bằng cách dùng đầu ngón tay thoa lớp kem vừa phải lên mặt cho thật đều. Không được để kem dính vào môi, mắt và lông mày.
2. Mặt nạ sủi bọt
Mặt nạ sủi bọt
Thoa một lượng nhỏ mặt nạ sủi bọt lên da mặt và đợi trong vài phút chúng sủi bọt.
Bôi 1 lượng vừa đủ nếu không mặt nạ sẽ sủi bọt lan ra bên ngoài.
3. Mặt nạ giấy
Mặt nạ giấy
Đa số mặt nạ giấy sẽ phù hợp với làn da khô và da tiết nhiều dầu. Vì mặt nạ giấy thường được sử dụng để cung cấp độ ẩm, làm trắng và mềm mịn da. Bên cạnh đó mặt nạ giấy còn là sản phẩm giúp bạn làm da sạch sâu, se khít lỗ chân lông cung cấp nhiều dưỡng chất chống lão hóa và khiến da tươi trẻ.
Khi sử dụng, bạn hãy lấy miếng mặt nạ giấy khỏi túi đựng từ từ để mặt nạ không bị rách rồi đắp lên mặt. Sau đó, bạn chỉ nên đắp trong 15 phút thì nhẹ nhàng tháo mặt nạ ra, dùng tay vỗ nhẹ để tinh chất thẩm thấu qua da.
Mặt nạ giấy nên đắp 1-2 lần/tuần để nhận được những hiệu quả mong muốn. Không được lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ.
4. Mặt nạ đất sét và bùn
Mặt nạ đất sét và bùn
Mặt nạ đất sét và bùn này phù hợp cho da mụn, da dầu và da hỗn hợp.
Để sử dụng mặt nạ đất sét và bùn, sử dụng ngón tay hoặc cọ cho vệ sinh rồi lấy một ít sản phẩm vừa đủ rồi thoa lên da từ cổ hướng đến hết mặt, chừa phần mắt và miệng.
5. Mặt nạ dạng gel
Mặt nạ gel giúp bạn phục hồi làn da bị hư tổn, khô rát và cháy nắng. Mặt nạ dạng gel phù hợp đối với những người có làn da nhạy cảm và da dầu.
Khi đắp mặt nạ dạng gel bạn dùng đầu ngón tay lấy sản phẩm rồi thoa lên toàn bộ khuôn mặt. Tránh để mặt nạ tiếp xúc với mắt và môi.
6. Mặt nạ ngủ
Mặt nạ ngủ
Mặt nạ ngủ là loại mặt nạ dùng để dưỡng da vào ban đêm, giúp bạn có thể tiết kiệm được thời gian dưỡng da và thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Sau khi làm sạch da xong, thoa nước hoa hồng hoặc toner cân bằng xong trên da thì bạn thoa lớp mặt nạ ngủ lên mặt chừa lại phần mắt và mũi. Trong lúc dưỡng da, bạn nên chọn tư thế ngủ nào thoải mái cho bạn nhất có thể nhưng tránh va chạm gối và nằm tư thế sấp.
- Da khô: bạn nên đắp từ 2-3 lần/tuần.
- Da dầu: Tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng mặt nạ này 1 lần/tuần.
Đắp mặt nạ xong có nên rửa mặt không?
Nên rửa mặt lại nếu như bạn sử dụng loại mặt nạ đất sét, bùn và mặt nạ ngủ để đắp. Đa số các loại mặt nạ thường loại bỏ bụi bẩn, làm lỗ chân lông thông thoáng thường sẽ khô lại sau 10 – 15 phút. Chính vì vậy mà bạn cần rửa mặt lại để làm sạch da và thực hiện các bước dưỡng da kế tiếp.
Ngoài ra, mặt nạ ngủ còn có tác dụng thay cho kem dưỡng ẩm vì thế mà bạn có thể sử dụng nó qua đêm. Khi đắp mặt nạ ngủ xong sáng thức dậy bạn phải rửa mặt lại với nước ấm cho thật sạch và bắt đầu dưỡng da buổi sáng.
Đối với mặt nạ giấy thì bạn không cần rửa lại vì tinh chất bổ sung độ ẩm cho da. Và mặt da gel hay dạng kem thì cũng tương tự.
Thời gian đắp mặt nạ bao lâu là hợp lý?
Thời gian đắp mặt nạ bao lâu là hợp lý?
Mỗi mặt nạ đều có hướng dẫn và sử dụng bạn đắp trong bao lâu. Đa số các mặt nạ đều có thời gian đắp lí tưởng từ 10 – 15 phút còn mặt nạ ngủ thì bạn để qua đêm.
Có nhiều người sai lầm là để mặt nạ trên da càng lâu da sẽ hấp thu được nhiều tinh chất hơn. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu cho thấy nếu bạn để mặt nạ trên da lâu hơn thời gian hướng dẫn, sẽ làm các thành phần tưởng chừng như vô hại đó có thể làm khô da, thậm chí là kích ứng da.
Còn đối với mặt nạ giấy dưỡng chất sẽ hấp thụ tốt trong 10-15 phút đầu, nhưng nếu bạn để lâu hơn, quy trình này sẽ bị đảo ngược. Nói rõ hơn, mặt nạ sẽ bắt đầu “hút ẩm ra khỏi khuôn mặt của bạn và làm khô da bạn mà bạn không hề hay biết.
Vì vậy mà mỗi lần đắp một loại mặt nạ nào mới thì bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Kết luận
Vừa rồi mình đã chia sẻ cho bạn bí quyết đắp nắp nạ đúng cách. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho quá trình dưỡng da. Để hiệu quả như mong muốn phát huy tối da khi bạn sử dụng loại mặt nạ phù hợp và đắp mặt nạ đúng cách như mình đã được hướng dẫn trong bài viết.
Bình luận