Bị khâu vết thương không nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cho vết thương của bạn nhanh lành hơn. Tuy nhiên, chỉ cần một, hai món ăn không tốt, mọi nỗ lực của bạn có thể bị huỷ bỏ.

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc, bị khâu vết thương không nên ăn gì? Dưới đây mình đã tổng hợp sẵn một danh sách các món ăn cần tránh giúp vết thương nhanh lành. Bắt đầu nhé.

Các thực phẩm cần tránh khi bị khâu vết thương

Nếu chọn sai thực phẩm, giai đoạn chữa lành của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Không để điều đó xảy ra, cùng điểm qua các thực phẩm không nên ăn khi bị khâu vết thương.

Đường

Không nên ăn đường khi bị khâu vết thương
Không nên ăn đường khi bị khâu vết thương

Một lượng lớn đường sẽ ức chế và suy giảm collagen và elastin – 2 chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương. 

Bạn hãy thận trọng với những thực phẩm chế biến sẵn. Nên thay thế đường bằng các chất ngọt tự nhiên như trái cây.

Thực phẩm giàu nitrat

Không nên ăn xúc xích khi bị khâu vết thương
Không nên ăn xúc xích khi bị khâu vết thương

Các mạch máu cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết để chữa lành vết thương. Việc dư thừa Nitrat trong chế độ ăn uống có khả năng làm hỏng các mạch máu và làm suy giảm quá trình chữa lành.

Những thực phẩm như rau giàu Nitrat đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ. Tuy nhiên, Nitrat trong các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Tiêu thụ nhiều Nitrat không chỉ làm chậm quá trình chữa lành mà còn gây xơ vữa động mạch. 

Caffeine

Không nên uống cafe khi bị khâu vết thương
Không nên uống cafe khi bị khâu vết thương

Caffeine có đặc tính oxy hóa mạnh, có thể cản trở quá trình phục hồi của da. Việc tiêu thụ nhiều Caffeine khiến da bị mất nước, trở nên mỏng manh hơn.

Caffeine còn ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho vết thương bằng cách giảm lượng máu do thiếu hydrat hoá. Điều này dẫn đến các mô bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng.

Rượu, bia

Không nên uống rượu, bia khi bị khâu vết thương
Không nên uống rượu, bia khi bị khâu vết thương

Rượu ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng để phục hồi vết thương bị khâu. Bằng cách làm hỏng các tế bào ở dạ dày và ruột, rượu khiến các chất dinh dưỡng không được vận chuyển qua máu đến chỗ vết khâu.

Bên cạnh đó, rượu ức chế sự hấp thu của các protein, vitamin A, C, D, K, E, B, đặc biệt là kẽm – đều là những chất quan trong trong quá trình tái tạo da và chữa lành. 

Rau muống

Không nên ăn rau muống khi bị khâu vết thương
Không nên ăn rau muống khi bị khâu vết thương

Rau muống có nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bị khâu vết thương thì không nên ăn rau muống. Rau muống có thể làm đầy vết thương nhanh chóng, điều này dễ khiến da bị sẹo lồi. Vì vậy khi bị vết thương, không nên sử dụng loại thực phẩm này.

Nếp và thịt gà

Không nên ăn nếp và thịt gà khi bị khâu vết thương
Không nên ăn nếp và thịt gà khi bị khâu vết thương

Đây là hai món ăn có tính nóng. Nếu bạn ăn thịt gà và đồ nếp khi bị khâu vết thương dễ dẫn đến tình trạng sưng, mưng mủ, khi đó vết thương lâu lành hơn và để lại sẹo lồi trên da.

Hải sản

Không nên ăn hải sản khi bị khâu vết thương
Không nên ăn hải sản khi bị khâu vết thương

Hải sản chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bị khâu vết thương, ăn hải sản dễ gây ngứa, khó chịu. Một số trường hợp nặng hơn là bị dị ứng, khiến vết thương sưng đỏ và mưng mủ.

Thịt bò

Không nên ăn thịt bò khi bị khâu vết thương
Không nên ăn thịt bò khi bị khâu vết thương

Thịt bò chứa nhiều protein tốt cho cơ thể. Nhưng khi bị khâu vết thương, nếu ăn thịt bò dễ gây tình trạng vết thương bị thâm và sẹo lồi. Vì vậy thịt bò và các sản phẩm được chế biến từ thịt bò cần phải tránh.

Nên ăn gì để vết thương nhanh phục hồi

Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung dưỡng chất
Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung dưỡng chất

Bên cạnh những thực phẩm cần tránh khi bị khâu vết thương thì bạn nên ăn nhiều thực phẩm dưới đây để vết thương mau được phục hồi cũng như tránh được tình trạng sẹo lồi.

  • Rau xanh và trái cây: Việc quan trọng nhất là nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây cho cơ thể, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C giúp kháng khuẩn, kháng viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương.
  • Khoai lang: Khoai lang cung cấp một lượng lớn vitamin A, B, C chứa làm lượng chất oxy hóa cao có khả năng thúc đẩy việc chữa lành vết thương.
  • Các thực phẩm giàu chất kẽm: Một số thực phẩm như họ đậu, hạt bí đỏ, súp lơ xanh, hạt vừng giàu kẽm giúp phục hồi vết thương nhanh chóng, bên cạnh đó còn kiểm soát lượng sản sinh collagen.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về các loại thực vật nên và không nên ăn khi bị khâu vết thương. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp vết thương của bạn phục hồi nhanh chóng.

Cùng chia sẻ những điều bạn biết. Vì một cộng đồng làm đẹp nói không với PR bẩn.

Gợi ý cho bạn

Những món ăn mát gan trị mụn hiệu quả 2024
Những món ăn mát gan trị mụn hiệu quả 2024
Những vết mụn sưng đỏ trên mặt khiến bạn khó chịu. Dù bạn đã tốn rất nhiều tiền để mua các loại kem tốt nhất nhưng tình hình vẫn không được cải thiện? Hãy dừng lại là lắng nghe bên
Uống nước dừa vào buổi sáng có tốt không?
Uống nước dừa vào buổi sáng có tốt không?
Nước dừa là loại nước giải khát được nhiều người cho rằng uống dừa rất tốt. Nhiều người cho rằng uống nước dừa vào buổi sáng rất có ích cho cơ thể. Ví nước dừa như một loại “thần dược”

Bình luận

Bình luận