Phấn rôm là một sản phẩm quen thuộc ngoài chăm sóc da cho em bé. Còn được nhiều người ứng dụng trong cuộc sống như trị tóc bết dầu, khử mùi, kiềm dầu,…
Mà hiện nay cũng có nhiều người truyền tai nhau về việc trị mụn bằng phấn rôm.
Vậy trị mụn bằng phấn rôm có hiệu quả không? Các chuyên gia nói gì về vấn đề này?
Theo dõi ngay trong bài chia sẻ bên dưới nhé.
Thành phần trong phấn rôm
Hầu hết các loại phấn rôm đều là bột talc được nghiền mịn. Ngoài ra, còn có muối kẽm, muối canxi, silicate magnesium, hương liệu tạo mùi. Cùng với một số thành phần khác, tùy vào nhà sản xuất.
Với thành phần silicate magnesium sẽ có công dụng là hoạt chất chính để hút nước, vì thế được ứng dụng nhiều trên da, để tạo cảm giác khô thoáng ngay lập tức.
Còn bột Talc với tính hút ẩm, khi thoa vào vùng dễ bị ẩm như nách, bẹn hay những vùng có nếp gấp của cơ thể sẽ giúp hạn chế, ngăn chặn tình trạng hăm, nổi mẩn đỏ, rôm sảy,… Đó là lý do mà phấn rôm được sử dụng nhiều cho trẻ em.
Bởi những thành phần cơ bản, lành tính đó mà phấn rôm được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Dưới đây là một vài công dụng từ phấn rôm:
- Giúp cho môi son được bền và lì hơn.
- Có tác dụng dưỡng cho mi dài và dày hơn.
- Có khả năng kiềm dầu với vùng da chữ T.
- Dùng làm phấn lót khi trang điểm.
- Chữa tóc bết dầu.
- Khử mùi hôi.
Trị mụn bằng phấn rôm có hiệu quả không?
Với đặc tính có thể hút ẩm, kiềm dầu hay giảm sưng, tiêu viêm. Nhiều người sử dụng phấn rôm thoa lên vùng da mụn đỏ, mụn sẽ làm khô đi, đồng thời giảm sưng đau.
Không những vậy, phấn rôm khi thoa lên mặt hoặc các vùng da khác sẽ giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn xuất hiện.
Tuy nhiên, trị mụn bằng phấn rôm chỉ là phương pháp được nhiều người có kinh nghiệm chia sẻ. Chứ chưa được nghiên cứu về hiệu quả trị mụn mà phấn rôm mang lại.
Mặc dù hút ẩm, kiềm dầu hay giảm sưng do rôm sảy, nhưng đối với các trường hợp mụn đang mưng mủ, mụn đã nặn cồi và tạo thành vết thương hở. Thì việc bôi phấn rôm trực tiếp lên nốt mụn có thể gây nguy cơ nhiễm trùng da, ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn.
Chưa kể, phấn rôm có dạng bột, nên nếu bạn sẽ sử dụng quá nhiều rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khi đó việc điều trị mụn vừa không có hiệu quả. Mà thậm chí gây mụn nhọt.
Chính vì vậy, mà theo các chuyên gia da liễu khuyên rằng: Nếu da mặt bạn có mụn đang bị sưng đỏ, tuyệt đối không dùng bất cứ mỹ phẩm nào, kể cả phấn rôm em bé.
Chung quy lại, trị mụn bằng phấn rôm chỉ thực sự hiệu quả đối với các loại mụn đầu đen, mụn cám. Còn mụn sưng viêm, mụn bọc thì bạn nên thay thế bằng kem đặc trị mụn có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng viêm.
Hoặc nên đi thăm khám bác sĩ da liễu để họ có những phương pháp điều trị đúng đắn nhất.
Cách trị mụn bằng phấn rôm tại nhà
Với những thông tin chia sẻ ở trên, hẳn bạn cũng biết được phấn rôm trị mụn hiệu quả hay không rồi.
Và dưới đây là cách trị mụn bằng phấn rôm đối với những bạn bị mụn nhẹ như mụn cám, mụn đầu đen.
1. Trị mụn bằng phấn rôm và nước
Đối với cách này, bạn có thể thực hiện mỗi ngày để tình trạng mụn cám, mụn đầu đen trên mặt có thể được cải thiện rõ rệt hơn.
Bạn thực hiện theo hướng dẫn như sau:
- Bạn trộn thật đều 1 thìa phấn rôm cùng với 2 thìa nước. Khuấy đều cho đến khi tạo thật hỗn hợp sánh mịn.
- Sau khi làm sạch da bằng nước tẩy trang, sữa rửa mặt. Thì bạn thoa hỗn hợp đó lên trên da.
- Nhớ là massage thật nhẹ nhàng trong 5 phút theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.
- Sau đó, thoa thêm 1 lớp phấn nữa lên mặt.
- Rồi rửa mặt sạch bằng nước ấm, dùng 1 viên đá để rửa mặt thêm lần nữa nhằm thu nhỏ lỗ chân lông.
Lưu ý khi cần phải massage thật nhẹ nhàng để tránh được những tổn thương lên da, sẽ khiến cho tình trạng mụn càng nặng hơn.
2. Trị mụn bằng phấn rôm và kem đánh răng
Trong kem đánh răng có chứa baking soda sẽ giúp điều trị mụn đầu đen, mụn cám hiệu quả.
Bạn phải thực hiện đúng cách chỉ với da mặt mụn nhẹ mới đảm bảo hiệu quả, an toàn. Kết hợp trị mụn bằng phấn rôm và kem đánh răng sẽ giúp kiểm soát dầu thừa.
Hướng dẫn cách làm như sau:
- Trộn đều một ít kem đánh răng và phấn rôm. Cho thêm một chút nước vào khuấy đều lên.
- Sau đó rửa sạch mặt, để khô da, rồi thoa hỗn hợp lên vùng da mụn.
- Thư giãn khoảng 5 – 7 phút, thì mặt nạ sẽ khô lại, thì bạn đi rửa mặt với nước mát.
Có thể áp dụng tuần 2 lần để giảm mụn cám, mụn đầu đen trên da.
Lưu ý khi trị mụn bằng phấn rôm
Như đã nói ở trên thì trị mụn bằng phấn rôm chỉ là mẹo dân gian được truyền tai nhau. Về hiệu quả hay mức độ an toàn thì chưa được nghiên cứu chứng thực hay đảm bảo.
Vì thế bạn cần đảm bảo những lưu ý sau khi thực hiện:
- Không nên chà xát quá mạnh tay lên da mụn, vì lúc này rất nhạy cảm.
- Không nên nên sử dụng nếu da bạn mọc mụn bọc mủ.
- Không nên lạm dụng khi dùng thường xuyên phấn rôm trị mụn.
- Không dùng cho da khô, vì có thể hút ẩm khiến cho da khô nứt nẻ, ngứa. Chỉ phù hợp da dầu, da hỗn hợp.
- Vì là dạng bột, nên có thể gây bít tắc lỗ chân lông nếu không cẩn trọng khi dùng.
- Trị mụn bằng phấn rôm chỉ có tác dụng ở một giới hạn nào đó, nên không thể thay thế cho các loại thuốc đặc trị mụn.
- Bạn có thể tìm cách trị mụn hiệu quả và phù hợp nhất với da mình.
- Nếu tình trạng mụn kéo dài, nên đi thăm khám bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị đúng đắn.
Kết luận
Mong rằng với những chia sẻ trên, đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc trị mụn bằng phấn rôm là như thế nào.
Làn da của mỗi người sẽ có một đặc thù riêng biệt. Vì thế, bạn cần tìm phương pháp làm đẹp khác phù hợp nhất với da của mình.
Sử dụng phấn rôm trị mụn không phải là một cách điều trị lâu dài. Bạn nên lưu ý để thực hiện sao cho hợp lý.
Theo dõi thêm nhiều bài chia sẻ hữu ích khác từ Làm Điệu nhé.
Bình luận