Thông thường, khi bị ong đốt, ai cũng sợ cũng lo, vì nọc ong rất độc. Tuy nhiên, nọc ong lại có một số chất có lợi cho da đấy nhé, bạn tin không?
Nếu còn đang nghi ngờ về thông tin này thì cùng mình tìm hiểu một số công dụng làm đẹp bất ngờ của nọc ong bên dưới bài viết sau nhé!
Thông tin chung
- Tên gọi: Nọc ong
- Loại thành phần: Chất chống viêm
- Công dụng chính: Chống viêm, giảm đau
- Đối tượng phù hợp: Nọc ong phù hợp với làn da muốn cải thiện mụn trứng cá và nếp nhăn
- Tần suất sử dụng: Tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất
- Hoạt động tốt với: Axit salicylic
- Không sử dụng với: –
Nọc ong là gì?
Nọc ong là một chất lỏng không màu, có tính axit, thông thường chất này được con ong đào thải chất này qua ngòi của chúng vào mục tiêu khi chúng cảm thấy bị đe dọa.
Nó chứa cả các hợp chất chống viêm và sưng tấy, bao gồm các enzym, đường, khoáng chất và axit amin.
Ngày nay, nọc ong được ứng dụng nhiều trong y học để giảm triệu chứng đau nhức và cũng được ứng dụng trong làm đẹp bởi công dụng làm đẹp tuyệt vời của nó.
Lợi ích của nọc ong đối với da
Nọc ong ngoài có lợi trong y học thì còn có công dụng đối với da như:
Kháng khuẩn và giảm nếp nhăn
Nhiều công ty chăm sóc da đã bắt đầu thêm nọc ong vào các sản phẩm như serum và kem dưỡng ẩm. Vì thành phần này có thể thúc đẩy sức khỏe làn da theo bằng cách giảm viêm, kháng khuẩn và giảm nếp nhăn.
Một nghiên cứu đã diễn ra khoảng 12 tuần ở 22 phụ nữ đã chứng minh rằng việc áp dụng serum có chứa nọc ong 2 lần/ ngày làm giảm đáng kể độ sâu nếp nhăn và tổng số nếp nhăn khá hiệu quả.
Một nghiên cứu khác kéo dài khoảng 6 tuần cho thấy 77% người tham gia bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình sử dụng serum có chứa nọc ong tinh khiết 2 lần/ ngày đã cải thiện được tình trạng mụn trứng cá, vì đặc tính chống viêm giúp chống lại vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes.
Có đặc tính chống viêm
Một trong những lợi ích được ghi nhận nhiều nhất của nọc ong là tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Nhiều thành phần của nó đã được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, đặc biệt là thành phần melittin – thành phần chính của nó.
Mặc dù melittin có thể gây ngứa, đau và viêm khi dùng liều cao, nhưng nó có tác dụng chống viêm mạnh khi sử dụng với lượng nhỏ.
Melittin đã được chứng minh là có khả năng ngăn chặn các con đường viêm và làm giảm các dấu hiệu viêm, chẳng hạn như yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF-α) và interleukin 1 beta (IL-1β).
Có thể giúp chống lại bệnh Lyme
Đây là loại bệnh được gây ra bởi một loại vi khuẩn (xoăn khuẩn) có hình quả xoang, bệnh lây truyền từ động vật sang người do ve đốt. Loại bệnh này gây tổn thương chủ yếu ở da, biểu hiện ban đầu là nổi mẫn đỏ tại nơi bọ ve cắn, sau một thời gian sẽ trở nên nóng, ngứa hoặc đau.
Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm bị cắn, bệnh này gây cho người bệnh cảm giác đau nhức khớp từng cơn, tại nhiều khớp.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, nọc ong và melittin cô lập có thể có tác dụng kháng khuẩn chống lại Borrelia burgdorferi – loại vi khuẩn gây ra bệnh Lyme. Tuy nhiên, thông tin này vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Tác dụng phụ của nọc ong
Một số phương pháp trị liệu bằng nọc ong, bao gồm cả châm cứu, có thể dẫn đến các tác dụng phụ như: đau, sưng và đỏ.
Ngoài ra, liệu pháp nọc ong có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong ở những người bị dị ứng cao bằng cách gây ra phản vệ, một phản ứng dị ứng có thể đe dọa tính mạng có thể gây khó thở.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác liên quan đến liệu pháp này cũng đã được ghi nhận, bao gồm giảm thông khí, mệt mỏi, chán ăn, cực kỳ đau đớn, tăng nguy cơ chảy máu và nôn mửa.
Đặc biệt lưu ý, một đánh giá của 145 nghiên cứu về tác dụng phụ của liệu pháp nọc ong cho thấy trung bình 29% số người gặp phải các tác dụng phụ – từ nhẹ đến nặng – sau khi điều trị.
Ngoài ra, đánh giá cho thấy rằng so với việc tiêm nước muối, châm cứu bằng nọc ong làm tăng sự xuất hiện của các tác dụng phụ lên tới 261%.
Ở những người có làn da nhạy cảm, việc sử dụng các sản phẩm có nọc ong tại chỗ như serum và kem dưỡng ẩm cũng có thể gây ra các phản ứng bất lợi như: ngứa, phát ban và mẩn đỏ.
Tóm lại, liệu pháp nọc ong và châm cứu chỉ nên được thực hiện bởi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe có trình độ.
Kết luận
Nhìn chung, nọc ong sẽ trở thành một thành phần có lợi cho da nếu như bạn tìm đúng sản phẩm và tìm đúng người có chuyên môn về nó. Vì thế, trước khi sử dụng bất cứ thành phần nào “lạ” thì bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để tìm được câu trả lời an toàn cho làn da nhé!
Bình luận